Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

LỄ RA MẮT VIỆN LỊCH SỬ DÒNG HỌ

Khoa học . phòng chẩn trị y học. Trung tâm nghiên cứu.Photohouse. Viện lịch    
thế kỷ 21  cổ truyền nhân dạo   và thực hành Gia Phả   đồi cát trắng . dòng họ

 

     Các bạn kéo trang đi lên và xem từ từ ở dưới XEM PHIM TOÀ̀N BUỔI LỄ
Ở DƯỚI TRANG “tôi đã cenvert phim vẫn giữ HD nên xem rõ và không
bị đứng phim”

RA MẮT VIỆN LỊCH SỬ DÒNG HỌ

TT - VIỆN LỊCH SỬ DÒNG HỌ VỪA RA MẮT TẠI TP.HCM SÁNG 10-5, ĐÁNH DẤU SỰ HIỆN DIỆN CỦA MỘT ĐƠN VỊ TƯ NHÂN CÓ CHỨC NĂNG NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH GIA PHẢ VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LỊCH SỬ CÁC DÒNG HỌ VN.

VIỆN LỊCH SỬ DÒNG HỌ LÀ TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ DO CÁ NHÂN THÀNH LẬP THEO GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG DO SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TP.HCM CẤP, HOẠT ĐỘNG THEO LUẬT KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, DO ÔNG HOÀNG VĂN LỄ (TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH SỬ HỌC) LÀM VIỆN TRƯỞNG. VIỆN CÓ TƯ CÁCH PHÁP NHÂN ĐỘC LẬP, ĐỊA CHỈ TẠI 275B PHẠM NGŨ LÃO, P.PHẠM NGŨ LÃO, Q.1, TP.HCM.

THEO ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG, VIỆN LỊCH SỬ DÒNG HỌ CÓ NHIỀU CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TRONG ĐÓ CÓ CHỨC NĂNG “NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỀ LỊCH SỬ VN, TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU DÒNG HỌ VN, HƯỚNG DẪN DÒNG HỌ LẬP VÀ SỬ DỤNG GIA PHẢ, XÂY DỰNG DÒNG HỌ VĂN HÓA GÓP PHẦN XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC; PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG CỦA DÒNG HỌ ĐỂ GÌN GIỮ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC”. TẠI LỄ RA MẮT, VIỆN LỊCH SỬ DÒNG HỌ CÔNG BỐ CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRONG NĂM 2014-2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020, VỚI CÁC NỘI DUNG NHƯ: LẬP CÂU LẠC BỘ GIA PHẢ HỌC VÀ TIẾN TỚI LẬP HỘI GIA PHẢ HỌC, MỞ CÁC LỚP CHUYÊN ĐỀ DỰNG GIA PHẢ CHO CÁC DÒNG HỌ, XUẤT BẢN ẤN PHẨM GIA PHẢ HỌC ĐỊNH KỲ, THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC...

lam điền

 

 

DSC02022

DSC00028

 

DSC01924

DSC01994DSC02022DSC02026DSC02033DSC02039DSC02043DSC02109DSC01991

DSC00028DSC00030DSC00032DSC00033DSC00034DSC00036

CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG ‘2014-2015tầm nhìn đến 2020’

VIỆN LỊCH SỬ DÒNG HỌ

Số: 01/2014 /CT-VT

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

        Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Tp.HCM, ngày 10 tháng 4 năm 2014

CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG

(2014- 2015, tầm nhìn đến 2020)

Tiến tới Kỷ niệm 40 năm ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30-4-1975 – 30-4-2015) và đẩy mạnh toàn diện các hoạt động theo Phương án Tổ chức hoạt động của Viện đăng ký xin thành lập Viện tại Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM; với yêu cầu đổi mới và bổ sung phương thức hoạt động của “Trung tâm nghiên cứu thực hành Gia phả TP.HCM”, trên cơ sở thống nhất định hướng chung của Hội đồng Viện; Lãnh đạo Viện xây dựng chương trình hoạt động cụ thể 2014-1015, tầm nhìn đến 2020 như sau:

I. NHIỆM VỤ TRUNG TÂM

1. Quảng bá, giới thiệu về vai trò vị trí của Viện, về các công trình khoa học đã thực hiện, về qui mô và tính khả thi của những đề tài nghiên cứu về Gia phả học; thực hiện nghiêm túc các hợp đồng dịch vụ dựng phả đáp ứng yêu cầu của các chi họ; chọn đối tác để phối hợp triển khai các liên kết mở rộng hoat động chuyên ngành Gia phả học.

2. Vận động và thỉnh mời các nhà khoa học hợp tác thiện nguyện vì sự nghiệp chung, cùng hoạt động dưới “mái nhà chung Gia phả học”, lập Câu lạc bộ Gia phả học tiến tới lập Hội Gia phả học làm nền tảng cho hoạt động sâu rộng của Viện Lịch sử Dòng họ.

3. Mở các lớp đào tạo, phổ biến kinh nghiệm tích lũy được sau 21 năm hoạt động của Trung tâm nghiên cứu thực hành Gia phả. Đẩy mạnh việc hợp tác với trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM, mở các lớp đào tào về gia phả học; đồng thời vận động hợp tác tương tự với các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh lân cận. Mở các lớp chuyên đề thực hành dựng phả cho các chi họ và người dân có nhu cầu tìm hiểu và thực hành dựng phả.

4. Xuất bản ấn phẩm Gia phả học định kỳ, tiến tới xin phép thành lập tạp chí chuyên ngành. Lập trang web của Viện.

5. Thực hiện Công tác tài chính phục vụ Viện một cách công khai và nghiêm túc trên cơ sở hoàn thiện quy chế quản lý tài chính hiện có, tiến tới hoạt động có lãi dưới dạng một doanh nghiệp cổ phần.

II. Nội dung và giải pháp

1. Quảng bá, giới thiệu Viện:

- Họp báo giới thiệu việc thành lập Viện. Viết nhiều bài báo, đưa tin trên đài phát thanh và truyền hình về gia phả học. Tổ chức nhiều cuộc diễn giảng tại các cơ quan văn hóa, cho các nhà khoa học, các hội đoàn và các dòng họ.

- Lập hội quán, tạo diễn đàn để thường xuyên, liên tục trình bày trước các nhà khoa học, các nhà quản lý xã hội nói chung và công chúng thông điệp: Viện phục vụ yêu cầu chính trị, văn hóa và khoa học; gia phả học là ngành khoa học mới, vận động nhiều nhà khoa học tham gia và người dân ủng hộ; là ngành đáp ứng rất tốt nhu cầu thiết yếu của người dân và của nhà nước ta hiện nay về nguồn gốc dòng tộc, di dân… gắn với lòng dân, với yêu cầu quản lý xã hội mà xưa nay ít người đề cập.

- Xuất bản ấn phẩm Gia phả học định kỳ. Nâng cấp trang web của Trung tâm hiện có và tham gia cặp nhật thông tin trên trang web Khoa học thế kỷ 21.

2. Tổ chức hội thảo, tọa đàm:

“Gia phả học Việt Nam phục vụ nhiệm vụ chính trị, văn hóa và khoa học trong tình hình hiện nay”,

“Thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng cơ bản của người Việt Nam”,

“Đạo đức truyền thống qua tác phẩm “Giá trị tinh thần và văn hóa Việt Nam của GS. Trần Văn Giàu”, phối hợp tổ chức với Hòa thượng Thích Như Niệm (Chùa Pháp Hoa).

Tổ chức nhiều cuộc tọa đàm qui mô thích hợp với các đề tài chuyên sâu khác nhau.

- Tổ chức trưng bày, triển lãm tại các lễ hội và các festival; dự hội chợ sách với các gia phả đã dựng trước nay, nhất là các bộ gia phả mới dựng.

3. Xác lập các đề tài nghiên cứu:

Chọn những Đề tài sát thực, nhiều người quan tâm; giải lý trên cơ sở khoa học, sâu sắc… do nhiều nhà khoa học thực hiện, có hội đồng khoa học nghiệm thu nghiêm túc.

- Xác định đề tài về gia phả cho các chi họ và địa chí xóm ấp giới thiệu đến các địa phương các cấp (nhất là cấp tỉnh) để thực hiện các hợp đồng nghiên cứu và dựng phả về các yếu nhân.

- Danh sách dự kiến các đề tài nghiên cứu khoa học

STT

DỰ KIẾN CÁC ĐỀ TÀI

NGƯỜITHỰC HIỆN

1

Gia phả học phục vụ cho nhiệm vụ chính tri - văn hóa - khoa học hiện nay

VS.TS NGUYỄN CHƠN TRUNG và NGPH VÕ NGỌC AN

2

Nguồn gốc gia đình Việt Nam

TS. NGUYỄN VĂN THẮNG

3

Gia phả học đại cương, đối chiếu các phương thức dựng phả hiện nay (trong nước và các nước)

NGPH. VÕ NGỌC AN và ThS. TRƯƠNG THỊ BẠCH HỒNG

4

Gia phả hoàn chỉnh họ Phan

Nhà văn DIỆP HỒNG PHƯƠNG

5

Nguồn gốc Danh tướng Nguyễn Tri Phương (1800-1873) dưới góc nhìn gia phả học

ThS. NGUYỄN THANH BỀN

6

Các dòng họ Minh hương chuyển hóa thành dòng họ Việt Nam (qua gia phả họ Tô Ký, gia phả họ Lâm Văn Thê, gia phả họ Dương Kỳ Hiệp…

ThS. PHAN KIM DUNG

7

Gia phả – văn bia – liễn đối Hán – nôm trên địa bàn TP Hồ Chí Minh

Nhà nghiên cứu VÕ VĂN SỔ

8

Gia phả xã hội và Website (mạng) nghĩa trang hiện đại

ThS. LÊ BÁ QUANG

9

Dòng họ Việt Nam có từ bao giờ?

Nhà nghiên cứu VU HIỆP

10

Đạo làm người trong di sản Tư tưởng Hồ Chí Minh

PGS.TS VÕ VĂN LỘC

11

Tổng kết từ 150 bộ gia phả, bàn về hai qui luật phát triển dòng họ: hôn nhơn và di truyền

TS. HOÀNG VĂN LỄ và Trung tâm Nghiên cứu, thực hành GP.TPHCM

12

Tổng kết từ 150 bộ gia phả, những bổ sung cho chính sử nước ta

GS.TS MẠC ĐƯỜNG và Trung tâm Nghiên cứu, thực hành GP.TPHCM

13

"Điều tra dòng họ và ứng dụng thực hành gia phả tỉnh (thành)…”

TS. TRƯƠNG MINH NHỰT

4. Dựng phả các chi họ: Đây là thế mạnh và tính khả thi cao trên cở sở đã tổ chức dưng hơn 150 bộ gia phả cho các chi họ. Kế hoạch dự kiến dựng 25-30 bộ gia phả/năm; dịch gia phả cổ 5 bộ/năm; viết tiểu sử và hồi ký cá nhân… Tổ chức lễ ký kết, bàn giao hợp đồng dựng phả nghiêm túc, trân trọng.

Đăng ký công trình Chào mừng 40 năm ngày Giải phóng Miền Nam với ban Tổ chức Lễ thuộc TP.HCM; nội dung : dựng phả cho 10 yếu nhân có công lớn đối với Thành phố và Nam bộ.

4. Mở các loại lớp đào tạo: Hoàn thiện các giáo án và tham gia giảng dạy môn gia phả học ở các trường đại học, cao đẳng. Mở các lớp bồi dưỡng tác nghiệp về dựng phả cho các dòng họ, lớp tìm hiểu về gia phả học đáp ứng nhu cầu xã hội.

5. Ký kết các hợp đồng với các đối tác thiết yếu: với “Hưng Gia Việt”, “Trung tâm nghiên cứu thực hành Gia phả TP.HCM” , “Hiệp hội Doanh nghiệp”, “Công ty Kỷ lục - Guinesse - Việt Bút”, “báo Kiến thức ngày nay”; đặc biệt với ban Liên lạc các dòng họ qua kế hoạch lập Kho lưu trữ Gia phả liên kết với Thư viện quốc gia…

6. Lập kế hoạch tiếp xúc các cơ quan, nhân sự VIP, các đối tác:

Đăng ký làm một thành viên của Liên hiêp các hội Khoa học và kỹ thuật Tp.HCM, thành viên Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam.

Tiếp xúc các tỉnh thành, quận huyện, các đối tác; qua đó Viện giới thiệu chung về chức năng, nhiệm vụ, giới thiệu chủ đề hợp đồng cần thiết, tiến hành ký kết các hợp đồng dịch vụ và nghiên cứu…

Lập danh sách các nhà khoa học để phối hợp vận động tham gia Câu lạc bộ Gia phả học tiến tới xin phép lập Hội Gia phả học

6. Kế hoạch quản trị văn phòng theo hướng chuyên gia đầu mối phối hợp công tác: gọn, năng động, khoa học; thông tin kịp thời, đầy đủ, sử dụng thành thạo mạng internet và vi tính cơ bản.

Điều hành tài chính sao cho hiệu quả tiết kiệm, tạo nguồn thu chủ yếu qua hợp đồng dịch vụ dựng phả và đào tạo, hợp đồng nghiên cứu khoa học… Trước mắt vận động tài trợ và sự đóng góp tự nguyện của các mạnh thường quân, vay vốn lãi suất thấp hoặc không lãi, ghi công các cá nhân góp quỹ hoạt động ban đầu. Vận động các thành viên của Viện góp vốn ban đầu tạo điều kiện mở đầu cho các nội dung hoạt động thiết yếu để thực hiện chương trình nêu trên.

Ngoài việc nộp thuế theo qui định, chi hoạt động thiết yếu, chi bồi dương mức thấp cho các viên chức, nhân viên công tác thường trực theo yêu cầu của Viện, tiến tới hợp đồng có thời hạn với số lượng lao động hợp lý theo đà phát triển của Viện.

7. Về tổ chức, nhân sự: Liên tục kiện toàn và hoàn thiện bộ máy và nhân sự trực thuộc theo hướng ổn định bền vững. Viện trưởng phối hợp công tác chặt chẽ với ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ Gia phả học. Lập thủ tục bổ sung thành viên Hội đồng Viện theo yêu cầu phát triển của Viện. Kế hoạch lập chi nhánh của Viện ở Hà Nội, Đà Nẳng, Cần Thơ và các nơi khác khi cần.

Đặc biệt, Hội đồng Khoa học của Viện vận dụng các văn bản pháp qui để Viện công nhận danh hiệu “Nhà Gia phả học” của Viện đối với các cá nhân có nhiều cống hiến (qua các công trình) cho ngành Gia phả học.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Chủ tịch Hội đồng Viện: GS.TS Mạc Đường theo chức năng trong Điều lệ qui định, chịu trách nhiệm chung; hướng dẫn lập danh sách nhà khoa học và mời tham gia, cùng Hội đồng khoa học tổ chức nghiệm thu các đề tài.

2. Viện trưởng Hoàng Văn Lễ và các Phó Viện trưởng Võ Ngọc An, Võ Văn Lộc và Trần Văn Thuận lên kế hoạch điều hành, tổ chức thực hiện theo phân công, báo cáo định kỳ và sinh hoạt thường kỳ hàng tuần.

3. Chủ tịch Hội đồng Khoa học, TS. Trương Minh Nhựt và các Giám đốc Trung tâm theo chức năng lập kế hoạch thực hiện Chương trình.

4. Câu lạc bộ Gia phả học lập kế hoạch phối hợp và tư vấn cho Lãnh đao Viện tổ chức thành công Chương trình này.

Nơi nhận:

- Báo cáo Sở Khoa hoc và Công nghệ và các sở ngành liên quan

- GS Mạc Đường, Lãnh đạo Viện và các đơn vị trực thuộc

- L­ưu VP Viện.

VIỆN TRƯỞNG

TS. HOÀNG VĂN LỄ

SLIDESHOW  ALL PHOTOS
đang xử lý

PHIM QUAY TẠI BUỔI LỄ .toàn buổi lễ dài 3giờ 20 `,Tôi phân ra 3DVD
Nhưng tại trang này tôi chia ra nhiều clip để cho các bạn dễ chọn

Clip 1 dài 1giờ 10` TOÀN BỘ PHẦN 1 CỦA BUỔI LỄ

Chào cờ những phát biểu của lãnh đạo viện

Clip 2 dài 28 phút Lễ ra mắt câu lạc bộ gia phả học
TS HOÀNG VĂN LỂ VIỆN TRƯỠNG VLSDH ĐỌC QUYẾT ĐỊNH               THÀNH LẬP CLB GIA PHẢ HỌC TIẾP THEO NNC VÕ NGỌC AN
VIỆN PHÓ THƯỜNG TRỰC ,TẠI SAO PHẢI THÀNH LẬP CLB
GIA PHẢ HỌC. NỘI QUY , NỘI LỆ ,QUYỀN LỢI CỦA NHỮNG
NGƯỜI THAM GIA CLB GIA PHẢ HỌC

TS HOÀNG VĂN LỂ VIỆN TRƯỠNG VLSDH ĐỌC QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP CLB GIA PHẢ HỌC TIẾP THEO NNC VÕ NGỌC AN VIỆN PHÓ THƯỜNG TRỰC ,TẠI SAO PHẢI THÀNH LẬP CLB GIA PHẢ HỌC. NỘI QUY , NỘI LỆ ,QUYỀN LỢI CỦA NHỮNG NGƯỜI THAM GIA CLB GIA PHẢ HỌC

CLIP VIDEO ;GS ,TS. MẠC ĐƯỜNG CÔ ĐỌNG,TÓM TẮT BUỔI LỄ
RA MẮT ; TIẾP THEO TS. HOÀNG VĂN LỄ CÁM ƠN
- CÁC QUÝ VỊ ĐẠI BIỆ̉T
.ĐẶC BIỆT SỰ ỦNG HỘ CỦA BÁO TUỔI TRẺ 
-  CÙNG CÁC ĐƠN VỊ BÁO CHÍ KHÁC
-  SAU CÙNG CÁM ƠN CÁC ĐỒNG CHÍ,CÁC ĐẠI BIỄU,VÀ TẤT CẢ
   MỌI NGƯỜI ĐÃ THAM DỰ ‘ 
       “các bạn nhấn chuột trái vào  clip ngay dưới vừa xem và nghe”

CLIP VIDEO ;GS ,TS. MẠC ĐƯỜNG CÔ ĐỌNG,TÓM TẮT BUỔI LỄ RA MẮT ; TIẾP THEO TS. HOÀNG VĂN LỄ CÁM ƠN - CÁC QUÝ VỊ ĐẠI BIỆ̉T - .ĐẶC BIỆT SỰ ỦNG HỘ CỦA BÁO TUỔI TRẺ - CÙNG CÁC ĐƠN VỊ BÁO CHÍ KHÁC - SAU CÙNG CÁM ƠN CÁC ĐỒNG CHÍ,CÁC ĐẠI BIỄU,VÀ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐÃ THAM DỰ ‘

        
                                                 

CÁC CLIP KHÁC 

đang xử lý

NHỮNG TRANG KHÁC CỦA KHOA HỌC THẾ KỶ 2

Cột bên trái trang .dưới chữ mục lục nhất chuột trái vào
hình tam giác nhỏ ,tiêu đề trang xổ xuống ,Chọn tiêu đề
bạn xem nhấn chuột trang mở ra.Số trong ngoặc là số bài
đăng trong tháng hoặc trong năm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét