Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

10 CÔNG DỤNG CỦA MÍT

10 CÔNG DỤNG CỦA MÍT

SchoolWorkCameraUmbrellaBowl

 

MUI MIT

10 công dụng ngạc nhiên của mít

Mít là loại trái cây thường được trồng ở vùng nhiệt đới, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á. Ngoài hương vị thơm ngon, mít có chứa những nguồn dinh dưỡng quan trọng như vitamin A, C, canxi, kali, sắt, thiamin, ribflavin, niacin, magie và nhiều dinh đưỡng khác.

Vậy những chất này có tác dụng như thế nào đến sức khoẻ ?

Dưới đây là những công dụng tuyệt vời của mít sẽ làm bạn ngạc nhiên.

1- Tăng cường hệ miễn dịch

Mít có chứa nguồn vitamin C rất tuyệt vời, đây là một loại dinh dưỡng giúp cơ thể chống nhiễm virut và vi khuẩn. Vitamin C tăng sức mạnh cho chức năng hệ miễn dịch bằng cách hỗ trợ hoạt động của tế bào máu trắng. Một cốc mít có thể cung cấp cho bạn đủ chất chống oxi hoá mạnh cả ngày

2- Chống lại ung thư

Ngoài chứa vitamin C, mít cũng giàu nguồn dinh dưỡng thực vật như lignans, isoflavones và saponins, đây là những chất có tác dụng chống ung thư và chống lão hoá. Các dinh dưỡng thực vật trên có thể loại bỏ những phân tử gốc tự do gây ung thư khỏi cơ thể, đồng thời làm chậm quá trình lão hoá của các tế bào mà có thể dẫn đến các bệnh suy biến.

3- Giúp đường tiêu hoá khoẻ mạnh

Mít cũng được biết đến là có chứa những hợp chất chống viêm loét. Nhờ vậy mà giúp điều trị rối loạn viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hoá. Hơn nữa, nhờ giàu chất xơ nên mít ngăn chặn chứng táo bón và hỗ trợ sự vận động của dạ dày được thoải mái. Những chất xơ này cũng giúp bảo vệ các màng nhầy của ruột kết bằng cách loại bỏ hoá chất carcinogetic khỏi ruột già.

4- Duy trì sức khoẻ cho mắt và da

Mít có chứa vitamin A, một loại dinh dưỡng mạnh mà từ lâu đã được biết đến là giúp duy trì sức khoẻ cho mắt và da. Ăn nhiều mít sẽ giúp ngăn chặn những vấn đề liên quan đến thị lực như suy thoái võng mạc và chứng quáng gà.

5- Tăng cường sinh lực

Mít được xem là trái cây tạo năng lượng nhờ sự hiện diện của các thành phần giống đường như fructose và sucrose- các chất giúp bạn lấy lại sinh lực ngay sau khi ăn. Mặc dù mít là trái cây giàu năng lượng, nhưng nó không có chứa chất béo bão hoà hay các cholesterol nên rõ ràng đây là một trong những trái cây lành mạnh để thưởng thức.

6- Hạ huyết áp cao

Các nhà khoa học đã phát hiện ra hàm lượng kali giàu có trong mít. Có khoảng 303 milligram kali trong 100 gram mít. Chúng ta biết rằng, kali là loại khoáng chất giúp hạ thấp huyết áp, và nó cũng giúp làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.

7- Kiểm soắt bệnh hen suyễn

Người ta thường dùng rễ của cây mít để chữa bệnh hen suyễn. Cách làm là lấy rễ mít cắt nhỏ cho vào đun sôi và sắc lấy nước uống. Sau một thời gian bệnh tình sẽ cải thiện đáng kể và khỏi hẳn. Ngoài ra, rễ mít còn có tác dụng điều trị tiêu chảy và sốt.

8-Tăng cường sức khoẻ cho xương

Trong múi mít có chứa nhiều chất magiê, một loại dinh dưỡng có vai trò quan trọng cho việc hấp thụ canxi của cơ thể, đồng thời giúp tăng cường sức khoẻ cho xương và ngăn chặn những rối loạn liên quan đến xương như bệnh viêm khớp xương mãn tính.

9- Ngăn chặn thiếu máu

Mít cũng chứa sắt nên giúp ngăn chặn chứng thiếu máu và giúp việc tuần hoàn máu trong cơ thể được tốt.

10- Duy trì sức khoẻ của tuyến giáp

Khoáng chất đồng trong quả mít đóng một vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất ở tuyến giáp, đặc biệt là việc sản xuất và hấp thụ hooc- môn. Các nhà khoa học chứng minh được rằng, thường xuyên ăn mít sẽ giúp tuyến giáp khoẻ mạnh hơn những người không ăn. Ngoài ra, loại trái cây này cũng giàu các vi khoáng chất tốt cho tuyến giáp.\

NHỮNG TÁC DỤNG TUYỆT VỜI CỦA RAU MÁ nhấn chuột

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

CÔNG DỤNG CỦA RAU SALAT xà lách

CÔNG DỤNG CỦA RAU  SALAT  xà lách

SchoolWorkBowlRed roseCoffee cupStarCamera

ban tay viet

 

Tươi trẻ cùng xà lách

Rau xà lách - Ảnh: N.C.T.

Cải xà lách (lettuce) vốn rất quen mắt với chúng ta ngày nay đã khởi đầu bằng một “thân phận buồn” vì bị người đời xem như những đám cỏ dại ở khu vực Địa Trung Hải. Thế rồi xà lách có được vị trí đường hoàng ở trong đĩa thức ăn của con người cách nay khoảng 4.500 năm.

Xà lách cũng đã hiện diện tự hào trong những bức họa ở những lăng mộ cổ Ai Cập. Xà lách đã được các học giả Hi Lạp phân thành nhiều loại khác nhau. Nhà thám hiểm Christopher Columbus đã giới thiệu xà lách đến “thế giới mới” (châu Mỹ). Từ đó xà lách được trồng ở châu lục này. Đến hôm nay xà lách được xem là “đại sứ” của... rau cải, hiện diện khắp nơi trên thế giới. Hiện tại có khoảng sáu loại xà lách khác nhau.

Giàu dưỡng chất

Dù là loại nào thì xà lách cũng là loại rau cải rất giàu chất dinh dưỡng. Cứ 100 gam xà lách sẽ cung cấp khoảng 2,2 gam carbohydrate, 1,2 gam chất xơ, 90 gam nước, 166 microgram vitamin A, 73 microgram folate (vitamin B9). Xà lách còn chứa rất nhiều muối khoáng với những nguyên tố kiềm, nhờ đó giúp cơ thể “dọn dẹp” máu, giúp tinh thần tỉnh táo và giúp cơ thể tránh được nhiều bệnh tật.

Nước ép xà lách còn có tác dụng giải nhiệt. Do chứa một hàm lượng cao magnesium nên nước ép xà lách có một năng lực siêu phàm trong việc hồi phục các mô cơ, tăng cường chức năng não. Y học dân gian phương Tây cho rằng dùng dịch ép xà lách pha với tinh dầu hoa hồng thoa vào trán và thái dương sẽ giúp cắt những cơn đau đầu.

Là một kho cung cấp chất xơ, giàu cellulose nên xà lách còn giúp ruột có thêm chút gì để... co bóp, nhờ đó giúp thoát khỏi tình trạng táo bón. Cải xà lách còn có một đặc tính “ăn tiền” khác là có thể giúp mang lại “giấc điệp” vì có chứa một chất gây ngủ là letucarium. Đối với bệnh nhân tiểu đường, xà lách là một loại thực phẩm lý tưởng vì thuộc nhóm rau cải có thành phần carbohydrate thấp hơn 3%. Xà lách còn chứa một hàm lượng đáng kể chất sắt nên là một loại thực phẩm rất tốt cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt.

Ngừa ung thư
Do có chứa nhiều beta-carotene nên xà lách được các nhà y học xem là một ứng cử viên tiềm năng trong việc ngăn ngừa ung thư, là “cây cao bóng cả” trong việc ngăn ngừa các bệnh tim mạch, thấp khớp, đục thủy tinh thể... Một nghiên cứu đã được thực hiện tại ĐH Y khoa Utah (Mỹ) cho thấy xà lách có thể làm giảm tần suất rủi ro bị ung thư ruột kết ở cả nam lẫn nữ, do trong cải xà lách có chứa một tác nhân kháng ung thư là lutein.

Phụ nữ trong thời gian mang thai và cho con bú nếu ăn thường xuyên cải xà lách sẽ rất có lợi cho thai nhi và trẻ sơ sinh do trong xà lách chứa rất nhiều axit folic. Xà lách cũng là bạn tốt của giới mày râu vì có thể can thiệp, giảm “nỗi đau” của đàn ông do có tác dụng ngăn chặn xuất tinh sớm. Hỗn hợp dịch ép xà lách với rau dền Ý (spinach - hay còn gọi là rau bina) giúp đàn ông cải thiện tình trạng rụng tóc.

Những phụ nữ muốn giảm cân đã chọn xà lách là một giải pháp vì có tác dụng làm đầy bao tử nên không có cảm giác đói. Do hàm lượng nước cao và các vitamin nên ăn xà lách còn giúp thực khách có một làn da tươi mát.

Ngoài những công dụng trên, ăn xà lách còn hưởng được vô số lợi ích khác như giảm stress, chống lở loét, các bệnh nhiễm trùng đường tiểu...

Theo DS Nguyễn Bá Huy Cường

(ĐH Dược Curtin, Úc) / Tuổi Trẻ

 

CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI CỦA RAU MÁ nhấn chuột

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

CÔNG DỤNG CỦA RAU MÙNG TƠI

CÔNG DỤNG CỦA RAU MÙNG TƠI

SchoolRed roseBowlUmbrellaStarStar

ban tay viet

 

 

Công dụng của rau mùng tơi

Rau mồng tơi đã quá quen thuộc với chúng ta. Đối với người dân vùng nhiệt đới, mùa hè nóng khát phải có các món canh rau như mồng tơi. Nói đến mồng tơi người ta nghĩ ngay đến tác dụng nhuận tràng "trơn ruột" của nó để chữa táo bón. Tuy nhiên còn nhiều công dụng chữa bệnh nữa của rau mồng tơi mà bạn đọc có thể chưa biết.
Trong mồng tơi chứa chất nhày pectin rất quý để phòng chữa nhiều bệnh làm cho rau mồng tơi có tác dụng nhuận tràng, thải chất béo chống béo phì, thích hợp cho người có mỡ và đường cao trong máu. Tác dụng trừ thấp nhiệt, giúp cho người lao động ngoài trời nắng nóng duy trì được sức khỏe phòng chống bệnh tật như mỏi mệt háo khát, bứt rứt.
Sau đây là một số cách dùng rau mồng tơi
- Thanh nhiệt giải độc: Có nhiều cách từ đơn giản đến phức tạp. Ta đã có những cách thông dụng như canh rau mồng tơi, hoặc kèm rau đay, mướp, cua, tôm... ăn với cà pháo muối giòn thì ngon tuyệt, lại mát ruột, ăn được nhiều cơm khi trời nóng bức...
- Hoạt trường, thanh nhiệt, dưỡng âm, giúp da tươi nhuận: Rau mồng tơi luộc chấm hoặc trộn vừng đen đã rang tán bột.
- Giúp da tươi nhuận hồng hào: Dùng rau mồng tơi nấu canh với cá trê vàng, mỗi tuần ăn một lần.
- Đại tiện xuất huyết kinh niên suy nhược: Rau mồng tơi 30g, gà mái già 1 con, bỏ đầu, chân, nội tạng, hầm chín, cho mồng tơi vào nấu thêm 20 phút. Ăn cái, uống nước.

- Chữa đầy bụng: Rau mồng tơi 50g, rau đay 50g, khoai sọ 1 củ (bóc bỏ thái nhỏ) nấu canh ăn vài ngày. Hoặc dùng 4 loại rau: mồng tơi, đay, rau khoai, rau má với lượng bằng nhau nấu canh ăn.
- Chữa táo bón lâu ngày gây thoát giang: Lá mồng tơi, lá vông non mỗi thứ 30g, rễ đinh lăng 20g, củ mài 12g (thái mỏng sao vàng), vừng đen 30g (rang nổ) sắc với 600ml nước còn 300ml. Người lớn chia 2 lần, trẻ em tùy tuổi dùng ít hơn.
- Chữa khí hư, suy nhược: Gà ác 1 con, lá mồng tơi 1 nắm, đậu đen 1 nắm, ninh nhừ ăn nóng cả nước và cái. Tuần 1-2 lần cách nhau 3 ngày, 6 ngày. Khi thấy có kết quả cho thêm một nắm đậu nành, 2 nắm lạc. Món này giúp phụ nữ bồi dưỡng sau đẻ và làm cho da hồng hào, tóc đen mượt. Người bị đau dạ dày, ợ chua ăn món này cũng tốt.
- Chữa tiểu tiện buốt nóng: Lá mồng tơi 1 nắm, giã nhuyễn, lấy nước cốt pha thêm nước, chắt lấy nước, uống nóng với ít hạt muối. Bã đắp vùng bàng quang hoặc nấu lấy nước uống hằng ngày.
- Chữa đầu vú sưng, nứt, trĩ, mụn nhọt, bỏng: Lá mồng tơi rửa sạch giã nhuyễn với ít muối đắp lên chỗ tổn thương. Da mặt khô nhăn nẻ, tay chân bị cước cũng có thể dùng lá mồng tơi như vậy. Chú ý rau mồng tơi phải rửa sạch.
- Bị thương chảy máu: Rau mồng tơi trộn đường phèn, giã đắp.
- Chảy máu mũi (do huyết nhiệt): Lá mồng tơi tươi sạch giã nát lấy nước tẩm bông nhét vào mũi.
- Đau nhức khớp do phong thấp: Rau mồng tơi cả cây 50g - 100g, móng chân giò vài cái hầm với nước có ít rượu ăn với cơm hằng ngày.
- Ngực bồn chồn đầy tức: Rau mồng tơi 60g, sắc đặc thêm chút rượu uống khi còn ấm.
- Nhức đầu do đi nắng: Lá mồng tơi giã nhuyễn lấy nước uống, bã đắp vào 2 bên thái dương băng lại.
- Tráng dương "yếu sinh lý": Rau mồng tơi, rau ngót, rau má. Mỗi thứ một nắm, một bộ lòng gà hay vịt, đủ cho một người lớn ăn 1 bữa. Nấu canh, ăn vã hoặc ăn với cơm. Tuần ăn vài lần. Nếu uống kèm nước cơm rượu hiệu quả càng lớn.
- Chữa di mộng tinh: Rau mồng tơi, đậu nành, lạc. Mỗi thứ một nắm nấu với 1-2kg xương lợn (xương ống tốt hơn) hầm kỹ xương lợn trong nồi áp suất rồi mới cho đậu lạc vào cuối cùng cho rau mồng tơi nấu thêm 10 phút. Có thể cho thêm tiêu bột, nước tương, nước mắm. Ăn nóng, ăn xong uống nước nóng.
- Chữa hoạt tinh: Trường hợp tinh xuất quá nhanh và sau giao hợp thường bị mệt mỏi đuối sức, xanh xao. Rau mồng tơi 1 nắm. Rau giền tía 1 nắm nấu với một đôi bầu dục để nguyên lớp mỡ và vỏ bọc (không bóc vỏ) cho gia vị. Ăn nóng. Ăn xong uống nước trà gừng nóng sẽ tăng hiệu quả. Trước khi đi ngủ ăn 1 thìa vừng đen (đã rang thơm) nhai kỹ nhuyễn rồi nuốt. Xong uống 1 chén nước cơm rượu, càng có hiệu quả cao hơn.
- Lợi sữa: Phụ nữ sau sinh nấu canh mồng tơi ăn sẽ có nhiều sữa, chống táo bón
Chú ý: Rau mồng tơi tính mát lạnh nên dùng cẩn thận với người hay bị lạnh bụng đi ngoài. Để bớt lạnh nên nấu kỹ hoặc phối hợp thêm các thức ăn khác

 

CÔNG DỤNG CỦA RAU MÁ nhấn chuột vào chữ

THÔI NÔI BÉ TƯỜNG VI

THÔI NÔI BÉ TƯỜNG VI

BunnyRight hugBowlGirlCamera

sinh_nhật T.Vi

IMG_7939IMG_7940

IMG_7849IMG_7848

IMG_7892IMG_7912

IMG_7874IMG_7873

ALBUMS ẢNH  TẤT CẢ 82 ẢNH

VIDEO GỒM 1 CLIP  dàI 17phút 16

HỘP NÚT LINK ĐẾN CÁC BÀI KHÁC

2DVN2KTH212TKH

2TKH212TVKHDU LICH KHOA HOC

CHO HOA XUAN TPHCMDU LICH LICH SU VNKHOA HOC DU LICH

KHOA HOC THE KY 21KHOA HOC THE KY 21 so 2NHUNG DIEM THOI GIAN THEN CHOT SU TIEN HOA

NHUNG DIEU CAN SUY NGHIQUANG CAO DICH VUSAIGON TK21